Xin chào anh chị và các bạn,
Khi anh chị và các bạn đọc được những dòng này, tức là đang ủng hộ tôi trong hành trình chia sẻ lại tri thức cho cộng đồng. Tận đáy lòng, tôi xin gửi lời cám ơn tới anh chị em. Tôi là Nguyễn Hùng Cường, sinh năm 1984. Công việc của tôi là tư vấn xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất cho các công ty. Cụ thể, tôi đến các công ty và hướng dẫn họ xây ra được hệ thống Quản trị hiệu suất, định lượng được hiệu quả công việc.
Phương pháp xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất mà tôi tư vấn cũng như đào tạo có tên là Phương pháp đánh giá hiệu suất theo mô hình BSC kết hợp JD - KPI. Tôi hay viết tắt là phương pháp BSCvsKPI hoặc BSC mix JD – KPI. Phương pháp này do tôi nghiên cứu các phương pháp xây dựng BSC - KPI (xây dựng KPI từ thẻ điểm cân bằng), JD - KPI (xây dựng KPI từ mô tả công việc), winning KPI (xây dựng KPI từ các nhân tố thành công)..., sau đó triển khai thực tế đúc rút ra. Đã có hơn 1000 học viên đến từ các công ty khác nhau tham gia các khóa học do tôi chia sẻ và cũng hơn 50 công ty được tôi tư vấn triển khai hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSC mix JD - KPI. Con số này vẫn còn tăng theo thời gian.
Phương pháp xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSC mix JD – KPI hay còn gọi là BSCvsKPI phù hợp với môi trường Quản trị Nhân sự tại Việt Nam. Vì nó được người Việt (là tôi) nghiên cứu triển khai áp dụng, kết hợp với những cái hay của các phương pháp nổi tiếng trên thế giới. Quan trọng hơn là đã có nhiều công ty áp dụng thành công, học viên học và đánh giá rằng phương pháp giúp cho họ có thể ra được các thẻ KPI cho từng vị trí từ đó ứng dụng được vào tổ chức.
Bạn có muốn biết phương pháp này triển khai như thế nào không?
Bạn có muốn đọc nhanh, triển khai nhanh?
Bạn có muốn ra sản phẩm ngay?
Vậy thì hãy đọc mục lục quyển sách này rồi sau đó đọc phụ lục ví dụ. Chỉ cần vậy là đủ vì tôi muốn bạn đọc xong quyển sách này là có thể làm được nên tôi sẽ cố gắng để chi tiết nhất các thông tin trên ví dụ cho bạn dễ hình dung. Trong trường hợp bạn muốn biết chi tiết và trải nghiệm của tôi trong quá trình xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất, hãy đọc từng bài viết một. Trong các bài viết tôi cũng để các căn cứ lý thuyết phòng trường hợp bạn thắc mắc.
Do sách này có mục tiêu: “Người đọc làm được” và “Đọc không chán” nên nó được viết thành dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó, có đầu có đuôi.
Sách có các phần như sau:
PHẦN 1 - QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT (PM) VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG
PHẦN 2 - KINH NGHIỆM TÁI TẠO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ HIỆU
PHẦN 3 - PHỤ LỤC BIỂU MẪU VÍ DỤ TRIỂN KHAI
Vừa rồi là đoạn giới thiệu về sách. Nói về tôi, có lẽ chỉ là vài điều đơn giản. Đó là trong công việc tôi thích nhìn một thứ hay cái gì đó phát triển. Và tôi thích đọc sách liên quan đến quản trị, kinh doanh và các sách triết lý giúp con người có cách sống và cân bằng với môi trường. Tôi thích chơi trò chơi mang tính chiến thuật và tính đồng đội...
Bên cạnh đó, tôi hay mộng mơ. Mộng mơ được là một phần của bài hát: Một rừng cây một đời người. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai. Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình, phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành. Phải không anh? Phải không em?”
Chính vì thế, tôi muốn cống hiến một cái gì đó cho đời dù chỉ là chút ít kiến thức. Tôi thích nhân sự. Viết về nhân sự thì tôi không bao giờ chán. Tại sao tôi không chia sẻ tri thức theo dạng ebook (ổn) mà lại là sách? Thực ra tôi đã làm. Những bài viết trong sách tôi đã đăng tải lên blog, chia sẻ miễn phí cho cộng đồng. Nhưng tôi vẫn ấp ủ phải ra sách. Vì khi xuất bản sách, bạn sẽ cần phải biên tập lại cho cẩn thẩn. Hơn nữa, khi sách được xuất bản, tri thức của tôi sẽ được đóng gói và lưu lại trong thư viện quốc gia. Thật vui khi lúc nào đó tôi mất đi nhưng thế hệ đời sau vẫn có thể tiếp cận được những gì tôi đã trải qua. Nhờ đó, biết đâu, họ đi nhanh hơn, không phải vất vả như tôi.
Ngoài ra, sách giấy đối với tôi vẫn là cái gì đó thiêng liêng, hiện hữu, chứ không phải là thứ tan đi như tay ta chạm vào gió. Sách đầy ắp màu kỷ niệm. Khi bạn cầm một quyển sách, được ngửi mùi giấy, giở sách ra, nghe tiếng sột soạt thật thú vị. Sách khác hẳn ebook (ổn). Vì thế tôi muốn có thêm một quyển sách cho riêng mình.
Nhân sự nói chung và quản trị hiệu suất nói riêng luôn là cái gì đó cuốn hút. Tôi muốn chia sẻ tất cả những gì tôi có không chỉ bằng vài cái nhấp chuột trên internet mà còn bằng cả những tiếng sột soạt nữa.
Cám ơn anh chị cùng cả nhà đã đọc những dòng tâm sự này của tôi. Rất hi vọng được làm quen với tất cả anh chị em và mong được sự ủng hộ của anh chị và các bạn.
Trân
trọng!
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn
xây dựng Hệ thống Quản trị Hệ thống quản trị hiệu suất
Quyển 5: Tái tạo Nhân sư - Nâng cấp hệ thống quản trị hiệu suất tổ chức theo BSCvsKPI
Số lượng: 500 cuốn
Lần xuất bản thứ: 1
Sách có các phần như sau:
PHẦN 1 - QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT (PM) VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG
PHẦN 2 - KINH NGHIỆM TÁI TẠO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ HIỆU
PHẦN 3 - PHỤ LỤC BIỂU MẪU VÍ DỤ TRIỂN KHAI
Mục lục các bài viết:
VÀI LỜI TÂM SỰ CỦA TÁC GIẢ
PHẦN 1 - QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG
0. Tôi làm chủ mà không thể “rời” công ty được ngày nào, dùng KPI có được không?
A. Tổng quan hệ thống quản lý thực hiện công việc
1. Cách tổng quát để giải quyết các bài toán về quản trị Nhân sự
2. Tổng thể xây dựng Hệ thống QTNS đáp ứng DN bài bản là như thế nào?
3. Hệ thống Quản trị nhân sự sinh ra là để phục vụ cho Quan điểm quản trị và chiến lược doanh nghiệp 4. Nhân viên nhận việc riêng làm ngoài, sếp quản lý thực hiện công việc thế nào? (hệ thống Quản lý thực hiện công việc)
5. Những vấn đề xảy ra khi đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
6. Hệ thống quản trị hiệu suất là gì?
7. Sự phát triển của các phương pháp đánh giá
B. Các bước triển khai xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất
I. Tổng thể
8. Các bước triển khai xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp kết hợp BSC – KPI và JD – KPI (phương pháp BSCvsKPI)
9. Chi tiết các bước triển khai phương pháp kết hợp BSC – KPI và JD – KPI
II. Chi tiết
Giai đoạn 1: Xây dựng Thẻ điểm cân bằng - BSC cho tổ chức
10. BSC – Balanced Scorecard – Thẻ điểm cân bằng là gì?
Bước 1: Xác định ý tưởng chiến lược
11. Ở công ty này làm gì có chiến lược, Cường ơi!
12. Thành lập hội đồng chiến lược - cách để tổ chức xây dựng hệ thống thành công
13. Cách xác định dòng chảy ý tưởng chiến lược phục vụ xây dựng Bản đồ chiến lược
14. Xác định dòng chảy chiến lược của tổ chức trong xây hệ thống QT hiệu suất - tại sao KH lại chọn ta?
15. Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp sẽ có chiến lược nhân sự là gì?
Bước 2: Xác định bản đồ chiến lược
16. Cách thiết lập Bản đồ chiến lược (BĐCL) theo mô hình BSC như thế nào?
17. Trọng số 4 viễn cảnh trong BSC (Thẻ điểm cân bằng) bao nhiêu là đẹp?
18. Phương pháp so sánh cặp là gì và có mấy loại?
19. Chiến lược 1 năm thì không phải là chiến lược Cường ơi!
20. Ví dụ các chiến lược của công ty Zappos qua các năm
21. Mỗi viễn cạnh trong Bản đồ chiến lược nên có bao nhiêu chiến lược và thường có chiến lược là gì?
Bước 3: Xác định Thẻ điểm cân bằng (các thước đo và chỉ tiêu chiến lược)
22. Chiến lược xong rồi thì thực thi thế nào?
23. Cách tìm ra các thước đo (KPI) chiến lược trong quá trình làm BSC?
24. Các thước đo KPI chiến lược thể hiện kỳ vọng về số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí trong viễn cảnh tài chính là gì?
Bước 4: Hoàn thiện BSC của công ty
25. Phân loại thước đo chiến lược (KRI, PI, KPI) cách thức đánh giá hiệu quả chiến lược
26. Cần bao nhiêu thước đo cho một thẻ điểm cân bằng?
27. Lấy chỉ tiêu cho KPI chiến lược như thế nào khi trước đó tổ chưa từng có dữ liệu?
Bước 5: Từ bản BSC hoàn thiện, phân bổ các chỉ tiêu xuống các bộ phận.
28. Cách thức phân bổ KPI chiến lược từ bản BSC công ty xuống bộ phận
Tình huống giai đoạn 1
29. KPI cho tổng giám đốc điều hành (CEO) là gì?
30. KPI và điểm đột phá (giới hạn) của doanh nghiệp là gì?
Giai đoạn 2: Xây dựng thư viện KPI của phòng
31. Cường ơi! KPI là gì và tại sao lại có nhiều thuật ngữ liên quan đến KPI thế?
Bước 1: Xây dựng các thước đo hiệu quả công việc từ các chỉ tiêu phân bổ của công ty
32. Cách thức tìm ra các KPI phục vụ cho chiến lược trực tiếp từ bộ phận sau khi được phân bổ
Bước 2: Xác định chức năng nhiệm vụ, vị trí của bộ phận
33. Cách xác định cơ cấu chức năng bộ phận
Bước 3: Thông qua phương pháp JD – KPI, tìm các thước đo hiệu quả và chỉ tiêu công việc từ chức năng và quy trình bộ phận
34. Cách phân tách KPI từ chức năng
35. Xây dựng KPI tắt (“dối”) như thế nào cho nhanh?
36. Các bước xây dựng KPI theo phương pháp JD - KPI vị trí Marketing Digital chạy Quảng cáo Ads
37. KPI giúp kiểm soát rủi ro trong công việc
Bước 4: Tập hợp các thước đo và chỉ tiêu đó vào bảng chỉ tiêu được phân bổ để tạo thành thư viện KPI
38. 3 bước để hình thành thư viện KPI cho bộ phận
Giai đoạn 3: Hoàn thiện các thẻ KPI cho vị trí và hệ thống Quản trị hiệu suất
Bước 1: Tiến hành rút gọn, lựa chọn các KPI phù hợp cho từng vị trí
39. Hướng dẫn cách xây dựng, lọc ra các KPI vị trí theo phương pháp BSC mix JD – KPI
40. Định mức lao động và 4 cách xác định các chỉ tiêu KPI
Bước 2: Chỉnh sửa, thêm bớt các thước đo khắc phục điểm yếu khi áp dụng KPI
41. Tôi muốn thêm 1 số thước đo điều chỉnh hành vi văn hóa có được không?
42. Điều chỉnh hành vi, văn hóa bằng các chỉ số đánh giá kết quả công việc?
Bước 3: Trả lời các câu hỏi 5W - 1H và hoàn thiện hệ thống trước khi áp dụng
43. Những câu hỏi về 5W – 1H cần trả lời trước khi áp dụng KPI?
44. Làm sao để không xảy ra tình trạng sau khi nhận KPI, có nhân viên vừa làm vừa chơi vẫn đạt?
Bước 4: Xây dựng chính sách đánh giá và lương thưởng thúc đẩy hoàn thành KPI. Cách làm theo kiểu 3P
45. Cách xây dựng chính sách cho phòng ban: Trích bao nhiêu phần trăm doanh thu để thưởng là phù hợp?
46. Chính sách cho Sale (kinh doanh) cửa hàng thế nào là hợp lý?
47. Cách xây dựng thang bảng lương hợp lý đối với doanh nghiệp nhỏ?
Tình huống giai đoạn 3
48. Em gấp quá, muốn làm KPI cho các vị trí nhanh thì làm thế nào?
Giai đoạn 4: Triển khai áp dụng KPI vào thực tế
49. Các lỗi thường gặp trong quá trình đánh giá nhân sự.
50. Cách nào để đo lường KPI khách quan và chính xác?
51. Cách khắc phục các bài toán tâm lý sau khi áp dụng KPI
52. Tại sao người ta dùng KPI ngăn xếp – đánh giá hiệu quả công việc theo hình chuông?
53. KPI công ty anh chị là kiểu cây gậy hay cà rốt?
54. Muốn công ty đột phá thì cần có thực thi xuất sắc
55. Cách giao và theo dõi KPI của nhân viên?
Một vài tình huống về Quản trị hiệu suất
56. Bên em non trẻ không có JD, KPI, quản lý xưởng chểng mảng công việc, hay đổi lỗi, giờ làm sao?
57. Nếu xây KPI cho đơn vị sự nghiệp, nên bắt đầu từ đâu?
58. Vị trí trưởng phòng KPI là làm gì?
PHẦN 2 – KINH NGHIỆM TÁI TẠO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT BSC – KPI PHIÊN BẢN KC24
59. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 1: 11 thứ bắt buộc cần có để xây dựng KPI
60. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 2: Làm cho CEO và Quản lý thấy bức tranh lớn về thệ thống QTNS 61. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 3: BSC – Chiến lược và cuộc họp hội đồng kiến trúc Doanh nghiệp 62. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 4: Cùng CEO hoàn thiện bức tranh chi tiết
63. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 5: KPI theo hành trình khách hàng
64. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 6: Xây dựng KPI phòng – tâm tình giữa CEO và TBP
65. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 7: KPI nhân viên và tính toán phân bổ KPI
66. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 8: Cơ chế chính sách thúc đẩy hoàn thành KPI
67. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 9: CEO sẽ quản lý nhân sự đội sale (kinh doanh) như thế nào?
68. Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 10: Triển khai thực hiện KPI – con đường gian nan bắt đầu
PHỤ LỤC BIỂU MẪU VÍ DỤ TRIỂN KHAI
Giá trên bìa sách: 648.000 VND
Giá ưu đãi: 324.000 VND (Giảm 50%, miễn phí chuyển phát nếu mua online)
Đăng ký: https://goo.gl/KrQeMo
Các bước ủng hộ:
Bước 1: Anh chị vui lòng chuyển giúp số tiền trên bìa: 324.000 VND (nếu ủng hộ 1 quyển) vào tài khoản.
Thông tin tài khoản:
Chủ tài khoản Nguyễn Hùng Cường
Vietcombank số tk: 0011004039312 sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền Hà Nội;
(Lưu ý:
- 1, ở số tài khoản C có để dấu cách cho dễ nhìn, mọi người khi copy để chuyển khoản thì bỏ dấu cách đi.
- Và 2, tài khoản này Cường mở ở SỞ GIAO DỊCH chứ không phải là CHI NHÁNH nên mọi người khi chuyển thì chọn phần Sở giao dịch sẽ ra Ngô Quyền
- 3, nếu chuyển liên ngân hàng tức chuyển từ ngân hàng khác mà không có sở giao dịc Ngô Quyền, anh chị chọn chi nhánh Hà Nội).
Phí chuyển: = số tiền muốn mua sách (miễn phí chuyển phát)
Nội dung chuyển: Họ và tên + số điện thoại + ủng hộ Blog Nhân sự 1Q5
Trong trường hợp nếu ủng hộ nhiều hơn 1 quyển, anh chị vui lòng viết cấu trúc:
Họ và tên + số điện thoại + ủng hộ Blog Nhân sự xQ... , yQ ...
Q... = Quyển 1 hoặc Quyển 2
x,y = số quyển
Bước 2: sau khi chuyển khoản, anh chị vui lòng điển thông tin vào form xác nhận: https://goo.gl/KrQeMo và thông báo cho tôi qua thông tin liên hệ: (Vui lòng nhắn tin hoặc gửi mail trong thời gian làm việc hành chính)
***
Tái bút: Nếu ủng hộ seri 5 cuốn Blog Nhân sự, giá ưu đãi: 800.000 VND/ 5 quyển (từ 1 -> 5). Giảm từ 1.448k còn 800k.
Hotline hỗ trợ: 083.8833. 616